1. MÓNG NHÀ
- Móng được thiết kế mở rộng chân tối thiểu 80cm và sâu tối thiểu 60cm
- Móng dưới thường là móng băng , rộng hơn tường tầng trệt ít nhất 11cm
- Gối móng có thể bằng : Đá hộc , bằng bê tông , bê tông cốt thép , hoặc gạch đặc loại 1 xây với vữa xi măng -cát để chống ẩm và sự phá hoại của nước ngầm
- Móng dưới trụ và cột là móng độc lập có kích thước tối thiểu 60 x 60cm và chôn sau 60cm đối với nhà 1 đến 2 tầng
2 . TRỤ HAY CỘT
Kích thước trụ gạch chịu lực thường tối thiểu 2,2 x 3,4cm , Trụ bê tông lớn hay nhỏ nó tùy thuộc vào khoảng cách 2 trụ liền nhau . Thường không nhỏ hơn 2,2 x 2,2cm .
Với bước cột lớn có thể chọn cạnh cột bằng 1/12-1/18 bước cột ( nhà trên 3 tầng ) và bằng 1/20 – 1/25 cho nhà 1-2 tầng.
3. TƯỜNG
Tường thường làm hai nhiệm vụ, vừa chịu lực vừa ngãn che. Tường gạch chịu lực không làm mỏng hơn 220 mm (1 gạch – viên gạch nung có kích thước 105 X 220 X 60 mm).
Tường không chịu lực chu vi nhà không nên thiết kế làm mỏng hơn 220 mm vì phải chịu được lực gió, phải cách nhiệt và chống được mưa tạt thấm vào mặt trong tường. Các vách ngãn (không chịu lực) diện tích không quá 10 m2 có thể xây bằng tường con kiến (dày 1/2 viên gạch – 105 mm). Tường có thể xây với vữa bata, tam hợp mác 25 – 50 hoặc với vữa ximăng – cát đen (tỷ lệ ximăng – cát 1:5-5- 1:6). Tường được hoàn thiện bằng lớp vữa lót mặt ngoài khoảng 15mm bằng vữa tam hợp hay ximăng cát, bả mattit sơn vôi hay quét vôi. Khi xây tường phải không trùng mạch và tránh chặt gạch vì thế những khối xây dài dưới 1000 mm phải chọn sao cho chẵn gạch (bội số của 120 mm).
Tường không chịu lực chu vi nhà không nên thiết kế làm mỏng hơn 220 mm vì phải chịu được lực gió, phải cách nhiệt và chống được mưa tạt thấm vào mặt trong tường. Các vách ngãn (không chịu lực) diện tích không quá 10 m2 có thể xây bằng tường con kiến (dày 1/2 viên gạch – 105 mm). Tường có thể xây với vữa bata, tam hợp mác 25 – 50 hoặc với vữa ximăng – cát đen (tỷ lệ ximăng – cát 1:5-5- 1:6). Tường được hoàn thiện bằng lớp vữa lót mặt ngoài khoảng 15mm bằng vữa tam hợp hay ximăng cát, bả mattit sơn vôi hay quét vôi. Khi xây tường phải không trùng mạch và tránh chặt gạch vì thế những khối xây dài dưới 1000 mm phải chọn sao cho chẵn gạch (bội số của 120 mm).
4. Bệ nhà và hè rãnh
Bệ tường là phần tường ốp phủ bên ngoài nhà ở độ cao từ mật vỉa hè, thềm nhà đến độ cao sàn nền tầng trệt. Mặt bệ nhà tùy vật liệu cấu tạo có thể làm hơi nhô ra hoặc hơi thụt vào so với mật tường bên trên (khoảng 50 – 70 mm) tạo ra nét ngang dứt khoát chia nhà thành thân và chân bệ một cách rõ ràng. Tường đai bệ nhà phải làm bằng vật liệu kiên cố, chống được tốt lực va chạm, độ ẩm. Để bảo vệ bệ tường nhà không bị nước mưa làm hỏng người ta thường tạo ra hè rãnh và thềm nhà chỗ tiếp giáp với mặt đất. Thềm nhà thường thiết kế rộng 60 – 100 cm và rãnh thu nước hè rộng 25 – 30 cm, sâu 15-20 cm và mặt thềm hè được đánh dốc về phía rãnhBệ nhà thường làm cao hơn hè, thềm 45 – 75 cm, còn hè thềm lại cao hơn đất, lối đi vào nhà khoảng 10-15 cm để tránh nước từ sân vườn, đường phố không tràn vào nhà và tầng trệt không bị ẩm.
5. Bồn hoa, bậc tam cấp
Để vào nhà vượt qua độ cao của bệ nhà người ta tổ chức lối vào nhà và thềm tam cấp. Bậc lên xuống liên hệ trong nhà ngoài nhà thường là các bậc thiết kế rộng 30 cm, cao 15 cm. Bậc đầu tiên cách cửa vào ít nhất 60 cm, chiều dài bậc tối thiểu vượt ra khỏi mép cửa mỗi bên ít nhất 30 cm. Trên thềm tam cấp có mái hắt che mưa, hai bên tam cấp thường có tổ chức bồn hoa. Mái hiên tốt nhất nên thiết kế che phủ được hết tam cấp, tối thiểu cũng nên đưa ra khỏi cửa 120cm. Khu vực này cần được trang trí đẹp, đủ sức hấp dẫn và tạo ra sự độc đáo cần thiết.6. Giằng tường
Là một vành đai kết cấu thường làm bằng bêtông cốt thép nằm lẩn trong bề dày tường ở độ cao giáp trần, ngang mức sàn hay ngang mức dạ cửa đi, cửa sổ. Giằng rộng bằng tường và cao 7-14 cm (1-2 hàng gạch trong có 2 – 4 thanh thép 8 hoặc 10 với đai thép bằng 6 cách đều 20 cm). Giằng có tác dụng chống lại tường bị xé khi nhà lún không đều và tạo điều kiện để các tường ngang dọc cùng phối hợp làm việc, phân bố đều đặn tải trọng của sàn cho các tường chịu lực hay cột chịu lực. Giằng còn làm tăng độ vững cứng và ổn định cho nhà để có thể giúp tường chu vi chịu được áp lực gió lớn, lực phát sinh do động đất, v.v8. Ban công
Ban công hay bao lơn là các mặt sàn chịu lực được làm nhô ra khỏi mật nhà neo vào tường hoặc sàn, tạo điều kiện để người sử dụng có thể tiếp cận dễ dàng với không gian thoáng rộng bèn ngoài, tiếp cận không gian cày xanh, tạo tầm nhìn rộng. Ban công không nên thiết kế đưa ra quá 1,2 m, mặt làm thấp hơn trong nhà 5 – 10 cm để nước mưa không tràn vào phòng và cần cấu tạo lan can bảo vệ cao tối thiểu 90 cm, tạo sự an toàn cho sử dụng.
9. Sàn và cầu thang
Sàn là một bộ phận kết cấu chính của nhà tạo ra các diện tích và không gian sử dụng, đồng thời gánh hai nhiệm vụ chịu lực và bao che. Ngoài trọng lượng bản thân nó phải tự gánh chịu, sàn còn phải đủ vững cứng chịu được các hoạt tải do con người và thiết bị tạo ra trong quá trình khai thác sử dụng. Sàn còn giữ nhiệm vụ quan trọng để tạo ra độ cứng toàn nhà thông qua sự liên kết của nó với các tường và hệ cột. Sàn trực tiếp truyền lực vào tường cột. Sàn có thể cấu tạo thiết kế bằng gỗ, bêtông cốt thép, gạch và thép hình, thép… Sàn bê tông cốt thép có thể là một tấm phẳng dày 15 – 25 cm (sàn không dầm) hoặc các tấm mỏng (6-10 cm) tựa trên hệ dầm chính dầm phụ. Dầm chính cần có độ cao khoảng 1/10 khẩu độ của nó (chiều dài dầm – khoảng cách hai cột) dầm phụ tựa vào dầm chính, đặt cách nhau không quá 3 – 4 m và lấy cao bằng 1/12 – 1/15 chiều dài của nó. Sàn cũng có thể cấu tạo thiết kế từ các tấm rỗng bêtông cốt thép gọi là panen sàn với chiều dày bình quân sàn 25 cm. Lóp hoàn thiện mặt sàn làm nhiệm vụ của kết cấu bao che dày khoảng 5-10 cm bao gồm các vật liệu cách âm, chống thấm, tạo mỹ quan.
4. CẦU THANG
Cầu thang là những mặt sàn nghiêng trên có cấu tạo bậc dùng để liên hệ giao thông giữa các tầng. Bậc thang thông dụng cao 14-17 cm và rộng 26 – 32 cm, theo nguyên tắc cấu tạo 2b + a = 60 – 62 cm (a là bề rộng và b là bề cao của một bậc thang) để bước chân không bị nhỡ, đi lại thoải mái, an toàn. Còn bề rộng thân thang tùy thuộc thiết kế từng công trình có thể lấy rộng 80 – 110 cm cho nhà ở gia đình và 110 – 125 cm cho các chung cư. Nhà công cộng thân thang thường thiết kế rộng 130 – 240 cm. Các chiếu nghỉ phải có độ rộng tối thiểu bằng thân thang. Một thẩn thang không nên quá 18 bậc liên tục. Các thân thang phải có lan can tay vịn để đi lại. Thang có nhiều hình thức, một vế lên thẳng, hai vế song song, hai vế vuông góc, ba vế song song, thang cong, thang xoáy ốc, v.v… Các thang chính độ dốc không quá 1:1,75 trong khi thang phụ độ dốc có thể 1:1,5 – 1:1 (tương ứng 40° – 45°) còn thang lên gác lửng có thể dốc đến 60° – 75°.
10. Vách ngăn
Vách làm nhiệm vụ ngăn chia không gian, có thể là tường tự mang (chỉ chịu trọng lượng bản thân, không gánh chịu tải trọng hoặc làm nhiệm vụ truyền lực) hay tường treo, kiểu vách nhẹ ngồi trên sàn hay dầm hoặc treo vào tường chịu lực. Vách nhẹ chỉ dày 6-12 cm có thể làm bằng nhiều vật liệu khác nhau (gỗ, toocxi – vôi rơm, gạch rỗng, tấm nhiều lớp, kính nhôm, v.v…) nhưng phải bảo đảm các yêu cầu ngăn che kín đáo, cách âm, chống ồn, cách nhiệt, chống ẩm, v.v… Muốn tạo những mảng vách có diện tích lớn cần chú ý bảo đảm độ cứng và độ ổn định bằng cách bố trí thiết kế hệ thống các đố với khoảng cách đố không quá 150 cm, với liên kết tốt giữa đầu và chân đố với sàn.
11. Mái và máng nước (sênô)
Mái là bộ phận kiến trúc – kết cấu ở trên cùng của ngôi nhà làm nhiệm vụ bao che chống nắng mưa và khí quyển bất lợi. Mái đồng thời làm hai nhiệm vụ như tường ngoài chịu lực. Các sàn mái, vì kèo, xà gồ là bộ phận chịu lực có yêu cầu như sàn. Nhiệm vụ bao che thường do lớp lợp đảm nhiệm. Mái có hai dạng chú yếu: mái bằng khi độ dốc mái không quá 10%, mái dốc: có độ dốc thay đổi tùy theo vật liệu lợp. Mái gianh: dốc 40 – 45°; Mái phibrô: dốc 18 – 23°; Mái ngói: dốc 30 – 35°; Mái tôn: dốc 15-18°.
Mái ngoài yêu cầu chịu lực như bền vững ổn định, vững cứng còn phải chống thấm, thoát nước tốt, cách nhiệt… Nước mưa trên mái được thu vào các ống máng, các sênô đê từ đó được dẫn xuống các cống thu nước bằng các đường ống thu nước (có đường kính thường bằng 100 mm).
Máng nước hoặc sênô có thể bố trí thiết kế nhô ra ngoài nhà hoặc trong phạm vi giới hạn của tường chu vi (hay tường chắn mái) tùy theo giải pháp tổ chức thoát nước trong nhà hay ngoài nhà. Tường chắn mái nhằm tạo sự an toàn cho công nhân hoặc người sử dụng khi cần lên mái sửa chữa hay bảo dưỡng. Tường chắn mái làm cao tối thiểu 60 cm kiểu lan can rỗng hay tường đặc.
Máng nước hoặc sênô có thể bố trí thiết kế nhô ra ngoài nhà hoặc trong phạm vi giới hạn của tường chu vi (hay tường chắn mái) tùy theo giải pháp tổ chức thoát nước trong nhà hay ngoài nhà. Tường chắn mái nhằm tạo sự an toàn cho công nhân hoặc người sử dụng khi cần lên mái sửa chữa hay bảo dưỡng. Tường chắn mái làm cao tối thiểu 60 cm kiểu lan can rỗng hay tường đặc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét