I - MÓNG
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
- Móng đơn: Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
Các bộ phần cấu tạo gồm :
1- Chân móng : Dày khoảng 600mm
2- Rằng móng : 250 x250mm
3- Cổ cột : Phần khoảng cách từ đà kiềng xuống chân móng
4- Đà kiềng : 300 x600
5- Khối gạch đá xây chèn
6- Cột móng : 200 x200 hoặc 200x250mm
7- Tường : 200m
8 - Đà sàn : 200 x300mm
9- Bước cột : Khoảng cách các chân móng không quá 5m đối với các thông số như trên
10 : Dùng thép phi 12 trở lên
Ảnh thực tế kết cấu móng |
Ảnh bản vẽ chi tiết móng đơn |
- Móng băng: có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột
Hình ảnh thực tế về móng băng
- Móng bè: trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình
Hình ảnh thực tế về móng bè
- Móng cọc: Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.
Hình ảnh về móng cọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét